CÁC BÀI VIẾT MỚI
Mỹ đã giúp Trung Quốc trở thành cường quốc sản xuất như thế nào?
Chiến tranh thương mại là một cách hữu hiệu để người Mỹ có thể kìm hãm sự lớn mạnh của nền kinh tế Trung Quốc. Chỉ trong vòng 3 thập niên mà Trung Quốc đã trỗi dậy đe dọa vị trí số 1 của Mỹ, tuy nhiên nếu nhìn lại quá khứ, sự trỗi dậy của Trung Quốc thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới toàn cầu có sự góp phần không nhỏ công sức của người Mỹ.
Bài học thoát bẫy thu nhập trung bình của các quốc gia Đông Á
Việt Nam đang đứng trước một thập kỷ quan trọng để khai thác tối đa cơ hội của dân số vàng trước khi bước vào giai đoạn dân số già hóa. Nếu không có những hành động quyết liệt nhằm nâng cao năng suất lao động và chuyển dịch cơ cấu kinh tế một cách bền vững, chúng ta có nguy cơ bị mắc kẹt trong bẫy thu nhập trung bình giống như nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Làm sao để tăng trưởng kinh tế cao nhưng vẫn ổn định lạm phát?
Năm 2025 đánh dấu một cột mốc quan trọng khi Chính phủ đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8%, một mức tăng trưởng cao so với các mục tiêu trong quá khứ chúng ta đặt ra, xa hơn nữa là duy trì tăng trưởng kinh tế hai con số trong thập niên tới. Thúc đẩy chính sách tiền tệ sẽ vẫn là một ưu tiên hàng đầu, ít nhất là trong ngắn hạn.
Ngẫm bài học tăng trưởng từ Trung Quốc và Ấn Độ
Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia đông dân nhất thế giới, đã vươn lên với những chiến lược phát triển kinh tế đối lập. Trong khi Trung Quốc tập trung vào cơ sở hạ tầng và xuất khẩu, Ấn Độ lại chú trọng công nghệ và dịch vụ. Bài học từ thành công và thách thức của họ là những cẩm nang tham khảo quan trọng cho Việt Nam trong hành trình tăng trưởng sắp tới.
Làm sao để mục tiêu tăng trưởng 8% khả thi?
Chính phủ Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% GDP cho năm 2025 một cách đầy tự tin, phản ánh kỳ vọng về sự phục hồi mạnh mẽ sau những khó khăn từ đại dịch và biến động kinh tế toàn cầu. Nhiều ý kiến cho rằng các yếu tố kinh tế hiện tại chưa thể hiện rõ xu hướng khả quan để đạt được mục tiêu này.
Tác động của nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump đến hệ thống tài chính toàn cầu
Nhiệm kỳ thứ hai của ông Trump mang lại nhiều thay đổi quan trọng đối với hệ thống tài chính, đặc biệt trong cách tiếp cận đối với Basel III – bộ tiêu chuẩn toàn cầu về quản trị rủi ro ngân hàng. Việc trì hoãn và điều chỉnh áp dụng Basel III tại Mỹ không chỉ ảnh hưởng đến hệ thống tài chính nội địa mà còn tạo ra những tác động lan tỏa đến thị trường quốc tế, bao gồm Việt Nam.
Tín hiệu tích cực từ ngành ngân hàng Việt Nam quý 3/2024
Trong bối cảnh nhiều biến động kinh tế, ngành ngân hàng Việt Nam trong quý 3/2024 đã ghi nhận những tín hiệu tích cực, từ sự ổn định của chất lượng tài sản đến sự tăng trưởng lợi nhuận. Dữ liệu báo cáo tài chính mới nhất cho thấy những cải thiện rõ rệt trong hiệu quả tài chính của các ngân hàng thương mại, đặc biệt trong bối cảnh Thông tư 06 chuẩn bị hết hiệu lực.
Đánh giá ESG và mức độ xanh hóa: Khó khăn từ việc thiếu bộ tiêu chí định lượng
Các khoản tín dụng dựa vào tiêu chí ESG và tiêu chí xanh hóa đã trở thành công cụ quan trọng để thúc đẩy phát triển bền vững, tăng cường trách nhiệm xã hội và môi trường của các ngân hàng và doanh nghiệp tại Việt Nam.
Triển vọng tăng trưởng tín dụng quý 4 của các ngân hàng thương mại
Tăng trưởng tín dụng là một nhiệm vụ trọng tâm trong những quý cuối năm để có thể hỗ trợ nguồn vốn cho nền kinh tế. Trong quý III năm 2024, tín dụng của nền kinh tế Việt Nam đã có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ. Theo báo cáo từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 30/9/2024, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ngân hàng đạt 9% so với đầu năm, cao hơn so với mức 6,95% của cùng kỳ năm trước.
Giải mã các cấu thành tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam, đặc biệt trong quý 3/2023, đã vượt xa các kỳ vọng ban đầu với GDP tăng 7,4%. Đằng sau con số ấn tượng này là sự đóng góp chủ đạo từ ngành công nghiệp, một yếu tố vẫn duy trì ổn định từ đầu năm đến nay. Tuy nhiên, việc theo dõi cấu thành trong mức tăng trưởng của công nghiệp có thể cho chúng ta nhiều điều cần lưu ý hơn.