CÁC BÀI VIẾT MỚI
Bóc tách cơ cấu lợi nhuận của ngành ngân hàng năm 2024
Năm 2024, trong bối cảnh nền kinh tế đối mặt với nhiều thách thức từ các biến động vĩ mô, rủi ro địa chính trị và nhu cầu tiêu dùng yếu, hệ thống ngân hàng vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định. Mức lợi nhuận tăng trưởng 18% phản ánh sự kiểm soát chi phí hoạt động hiệu quả, tối ưu hóa danh mục tín dụng và sự hồi phục của một số nguồn thu phi lãi.
So sánh mức room tín dụng được cấp và con số tăng trưởng thực tế năm 2024
Mức độ phân bổ hạn mức (room) tín dụng từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phụ thuộc đáng kể vào xếp hạng nội bộ quy định tại Thông tư 52/2018/TT-NHNN, dẫn đến tốc độ phát triển không đồng đều giữa các tổ chức tín dụng.
Ngân hàng Việt Nam và thách thức cải thiện hệ số an toàn vốn
Hiện tại, hệ số an toàn vốn (CAR) trung bình của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam thấp hơn đáng kể so với mức trung bình của các nước ASEAN. Việc tăng trưởng tín dụng mục tiêu đang ngày càng được đặt lên mức cao để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế khiến cho việc quản lý nguồn vốn tự có tăng trưởng trở thành một yêu cầu tất yếu.
Giải mã mục tiêu tăng trưởng tín dụng 16%
Mức mục tiêu tăng trưởng tín dụng 16% mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) vừa đặt ra cho năm 2025 không chỉ là một con số khô khan mà chứa đựng nhiều hàm ý chiến lược. Con số này thể hiện rõ quyết tâm chính sách của nhà điều hành, nhằm duy trì động lực tăng trưởng trong bối cảnh kinh tế trong nước và toàn cầu vẫn còn rất nhiều yếu tố khó lường.
Diễn biến tăng trưởng tín dụng và NIM cuối 2024
Quý 4/2024 tiếp tục thể hiện xu hướng tăng trưởng tốt của kinh tế ViệtNam và tăng trưởng tín dụng diễn biến tích cực hơn thời điểm này cuối năm ngoái rất nhiều. Sự phân hóa giữa các nhóm ngân hàng – quốc doanh, bán lẻ và chuyên doanh nghiệp – phản ánh chiến lược khác biệt và mức độ thích nghi với các chính sách hỗ trợ của Ngân hàng Nhà nước giữa các nhóm ngân hàng.
Nhìn lại mức trích lập dự phòng của các ngân hàng trong bối cảnh Thông tư 02 sắp hết hạn
Thông tư 02, với hiệu lực kéo dài đến cuối năm 2024, đã mang lại không gian tài chính cần thiết để các ngân hàng và doanh nghiệp điều chỉnh chiến lược, tái cấu trúc tài chính. Tuy nhiên, khi chính sách này chuẩn bị hết hạn, những thách thức về nợ xấu và khả năng quản trị rủi ro đang trở thành tâm điểm của hệ thống tài chính.
Tín hiệu tích cực từ sự cơ cấu danh mục cổ phiếu ngân hàng năm 2024
Các quỹ đầu tư lớn như VESAF và DCDS đã thực hiện những thay đổi chiến lược đáng chú ý trong cơ cấu danh mục cổ phiếu ngân hàng năm 2024. Xu hướng này phản ánh sự thay đổi dòng chảy tín dụng, từ doanh nghiệp lớn sang cá nhân và tiêu dùng.
Diễn biến hoạt động phát hành trái phiếu trong những năm qua
Trước biến động mạnh của bối cảnh vĩ mô toàn cầu, việc thúc đẩy tăng trưởng tín dụng để khơi thông nguồn vốn trong nước đang đè nặng lên hệ thống ngân hàng. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng tiền gửi không theo kịp nhu cầu tín dụng, buộc các ngân hàng phải tìm đến các giải pháp tăng vốn khác để cân đối nguồn lực và đảm bảo tuân thủ các tỷ lệ an toàn tài chính.
Sức khỏe tài chính nhóm các ngân hàng thương mại quy mô nhỏ
Tín dụng vẫn đang tiếp tục được duy trì tăng trưởng tốt trong 9 tháng đầu năm, dù vẫn còn cách khá xa so với mục tiêu 15% tăng trưởng của năm nay. Nhiều động lực tăng trưởng mới đã đang xuất hiện đến từ các ngân hàng thương mại quy mô nhỏ. Đây là một vấn đề đáng quan tâm vì chưa bao giờ vấn đề cân bằng giữa tăng trưởng và chất lượng tài sản cần được lưu ý như lúc nào trong bối cảnh sức khỏe của nề
Khi con số tăng trưởng lợi nhuận chỉ là bề nổi
Các ngân hàng vừa công bố báo cáo tài chính quý 3.2024 với sự phân hóa lớn về tăng trưởng lợi nhuận khi nhiều ngân hàng tăng trưởng mạnh nhưng cũng nhiều ngân hàng bất ngờ tăng trưởng âm. Song, đối với một ngành đặc thù như ngân hàng, việc đánh giá chỉ dựa vào các con số thống kê thì sẽ không thấy hết được bức tranh toàn diện về hiệu quả kinh doanh của ngân hàng so với cùng kỳ.