Hiện nay, đã có rất nhiều thảo luận xoay quanh vấn đề đã đến lúc NHNN nên bỏ công cụ room tín dụng để cho hoạt động ngân hàng theo hướng thị trường trường hơn. Tự do hóa luôn là một điều gì đó chúng ta luôn hướng đến. Tuy nhiên, bài học từ sự thịnh vượng của các quốc gia Đông Bắc Á sẽ cho thấy đôi khi việc kiểm soát tín dụng cũng có giá trị của nó.
Việc bỏ room tín dụng có thể hạn chế vai trò định hướng nguồn vốn của NHNN so với hiện tại, qua đó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tín dụng của nền kinh tế trong tạo ra tăng trưởng. Những hệ lụy tiềm tàng sẽ có thể phá vỡ tính ổn định đang có mà room tín dụng đang tạo ra trong suốt một thập niên qua.
Trước những bất ổn toàn cầu, nhiệm vụ cân bằng giữa tăng trưởng và rủi ro lạm phát buộc chính sách tiền tệ vào những tháng cuối năm phải ưu tiên tính linh hoạt hơn là một định hướng cụ thể. Khả năng cao là NHNN sẽ tiếp tục giữ những bước đi trung lập trong chính sách tiền tệ để phản ứng linh hoạt với từng biến động của thị trường.
Đặc thù ở Việt Nam, room tín dụng góp phần ổn định kinh tế vĩ mô. Một công cụ, tuy không phải là hiệu quả nhất, nhưng nếu đã, đang vận hành tốt thì nên thận trọng khi nghĩ về sự thay đổi, đặc biệt là tính thời điểm.
Sau nhiều năm tìm hiểu về rất nhiều lý thuyết và mô hình của rất nhiều các nhà kinh tế học cũng như các học giả đương đại thì tôi đã tổng hợp được một cách thức giải mã sự vận hành của nền kinh tế Châu Á, một mô hình mà tôi gọi là Mô hình Phát triển của các quốc gia Châu Á (Asian Capital Development - ACD).
Vấn đề cải cách tại các quốc gia Đông Nam Á không thực sự triệt để, Việt Nam cũng không ngoại lệ. Thực tế sau giai đoạn cải cách kinh tế 1986 thì Việt Nam đã có những bước tiến rất dài trong việc cải cách nông nghiệp và ruộng đất tại khu vực nông thôn.
Các khoản tín dụng dựa vào tiêu chí ESG và tiêu chí xanh hóa đã trở thành công cụ quan trọng để thúc đẩy phát triển bền vững, tăng cường trách nhiệm xã hội và môi trường của các ngân hàng và doanh nghiệp tại Việt Nam.
Ngân hàng mở đang tạo ra một cuộc cách mạng trong quản trị tài chính doanh nghiệp tại Việt Nam. Bằng cách tích hợp dữ liệu ngân hàng với hệ thống quản lý dòng tiền của doanh nghiệp, các doanh nghiệp không chỉ nâng cao hiệu quả mà còn cải thiện tính minh bạch trong các hoạt động quản lý tài chính.
Tăng trưởng tín dụng là một nhiệm vụ trọng tâm trong những quý cuối năm để có thể hỗ trợ nguồn vốn cho nền kinh tế. Trong quý III năm 2024, tín dụng của nền kinh tế Việt Nam đã có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ. Theo báo cáo từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 30/9/2024, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ngân hàng đạt 9% so với đầu năm, cao hơn so với mức 6,95% của cùng kỳ năm trước.
Kết quả báo cáo tài chính quý 3 của các ngân hàng niêm yết cho thấy nhu cầu tín dụng cá nhân của một số ngân hàng đã bắt đầu phục hồi. NIM của hệ thống ngân hàng đã bắt đầu các dấu hiệu tạo đáy dù vẫn còn phân hóa giữa các nhóm ngân hàng khác nhau và được kỳ vọng sẽ có thể quay trở lại xu hướng tăng trong những quý tiếp theo…
Bối cảnh kinh tế đã trải qua nhiều biến động chỉ trong 2 năm vừa qua. Trước sự thay đổi về môi trường vĩ mô trong và ngoài nước thì dòng chảy tín dụng cũng có sự dịch chuyển rõ rệt. Trước đây, tín dụng tập trung mạnh vào lĩnh vực tiêu dùng bán lẻ và hộ gia đình, tuy nhiên, xu hướng hiện tại chính là tập trung vào các doanh nghiệp.