Ngược dòng sự kiện, năm 2015 và cổ tức đặc biệt của KDC

Doanh nghiệp CP Kinh Đô (Mã cổ phiếu: KDC) hoạt động trong lĩnh vực sản xuất bánh, kẹo và kem. Giai đoạn trước năm 2015, KDC là doanh nghiệp cổ phần tư nhân có hiệu quả hoạt động hàng đầu trên thị trường so với các doanh nghiệp niêm yết còn lại.

Tóm lược:

  • Bối cảnh diễn ra thương vụ
  • Sự thay đổi chiến lược

Cuối năm 2014, KDC quyết định bán 80% cổ phần đang sở hữu tại Kinh Đô Bình Dương cho Tập đoàn Mondelez International đã khiến nhiều nhà đầu tư hoang mang với quyết định trên cũng như nhiều tranh cải về triển vọng của doanh nghiệp. Khi số tiền thu được khoảng 6.800 tỷ đồng từ thương vụ trên dùng mà dùng để chi trả cổ tức đặc biệt 200% và mua cổ phiếu quỹ với mức 30% lượng cổ phiếu đang lưu hành.

Việc chia cổ tức đặc biệt đang cho thấy rất nhiều sự thay đổi trong chiến lược hoạt động của doanh nghiệp. Có phải doanh nghiệp đang thu hồi vốn hay tái cấu trúc mảng đầu tư? Thực tế từ báo cáo tài chính năm 2014 cho thấy doanh nghiêp không thiếu tiền mặt, khi tiền và tương đương tiền chiếm đến 40% tổng giá trị tài sản.

Mô tả thương vụ

Thương vụ Mondelēz International mua lại BKD (vốn điều lệ hơn 1.144 tỷ đồng) hoàn thành vào tháng 5/2015 với 80% cổ phần công ty bánh kẹo Kinh Đô Bình Dương được mua lại. Sau khi sáp nhập, doanh nghiệp này có được thị trường bánh kẹo rộng lớn trong và ngoài nước từ Mondelez. Hiện tại, Kinh Đô Binh Dương đang sở hữu mục sản phẩm chung với các mặc hàng sản phẩm đa dạng bao gồm: Bánh trung thu và bánh quy Kinh Đô, bánh bông lan, Solite bánh quy Cosy, bánh quy giòn AFC, bánh quy Oreo, Toblerone quy giòn Ritz và sô-cô-la Cadbury.

Tiền thu được từ thương vụ bán cổ phần BKD phần lớn được dùng để chia cổ tức cho cổ đông và mua lại cổ phiếu quỹ của doanh nghiệp. Năm 2015, KDC có 235,1 triệu cổ phiếu đang lưu hành, với mức chi trả cổ tức đặc biệt 200% nghĩa là doanh nghiệp phải chi ra khoản tiền tương đương 4.700 tỷ đồng trong năm để chia cho cổ đông trong thời gian tới. Bên cạnh đó, trong năm doanh nghiệp cũng đã dự kiến mua khối lượng lớn cổ phiếu quỹ, số tiền để thực hiện mua lại cổ phiếu khoảng 1.700 tỷ đồng tương đương với 30% số lượng cổ phiếu đang lưu hành (trước đó doanh nghiệp không mua cổ phiếu quỹ). Tuy toàn bộ số tiền bán doanh nghiệp con đã dùng hết trong năm nhưng doanh nghiệp vẫn còn 3.167 tỷ đồng trên bảng cân đối kế toán vẫn chưa dùng đến từ cuối kỳ trước.

Diễn biến tình hình kinh doanh PVD qua các năm

Nguồn: Báo cáo tài chính và tổng hợp

 

KDC chuyển đổi chiến lược kinh doanh sau 2015

Sau khi KDC bán đi mảng kinh doanh chính và thu về lượng tiền mặt lớn, doanh nghiệp đã nhanh chóng tìm kiếm phương án đầu tư cho khoản tiền mặt đang có. Với lợi thế về tiềm lực tài chính mạnh mẻ, doanh nghiệp đã nhắm đến hoạt động M&A mà mục tiêu nhắm đến của ban điều hành chính là Vocarimex (Voca). Voca là một doanh nghiệp dầu thực vật có vị thế trên thị trường và đặc biệt có cùng trong ngành thực phẩm là ưu điểm thuận lợi trong việc tiếp quản trong thời gian tới. Theo thông tin từ doanh nghiệp, Voca là doanh nghiệp nội địa đang được cổ phần hóa từng dưới sự sở hữu và quản lý của Bô Công Thương, việc mua lại cổ phần của doanh nghiệp là hoàn toàn trong khả năng cho phép của KIDO. Trong năm 2016 doanh nghiệp đã chuẩn bị thủ tục để hoàn thành việc sở hữu 51% cổ phần và hợp nhất kết quả kinh doanh của trong năm. Dự kiến lợi nhuận năm 2016 của Voca đạt và năm 2017 gần 600 tỷ đồng.