Ngành tiêu biểu năm 2015: Ngành tiện ích gặp khó khăn về thủy lợi và biến động tỷ giá

Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp điện đã tạo động lực tăng trưởng cho giá cổ phiếu của doanh nghiệp trong ngành. Mặc dù nhiều cổ phiếu tăng trưởng nhưng sự sụt giảm của GAS đã dẫn đến mức sụt giảm giá cổ phiếu của toàn ngành trong năm.

Tóm lược

  • Ngành điện gặp nhiều khó khăn trong quá trình truyền tải điện và sức ép cạnh tranh trên thị trường.
  • Doanh thu và lợi nhuận sụt giảm do điều kiện thủy văn không ủng hộ và giá dầu biến động.
  • Giá tăng trong bối cảnh doanh thu và lợi nhuận sụt giảm do nhà đầu tư kỳ vọng vào hoạt động đầu tư mở rộng của doanh nghiệp trong ngành.

Bối cảnh ngành điện năm 2015

         Tháng 7/2011, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 tầm nhìn đến 2030. Ba nhóm chính được các nhà máy sản xuất điện ở Việt Nam quan tâm tập trung: Thủy điện, nhiệt điện vận hành bằng than và nhiệt điện vận hành bằng khí. Nhóm nhiệt điện than và nhiệt điện khí có công suất nhỏ trong khi đó nhóm thủy điện có tổng công suất lớn nhất. Các nhà máy thủy điện chỉ hoạt động khi nước về nên số giờ chạy thấp hơn so với các nhà máy nhiệt điện, chính vì vậy sản lượng điện theo từng nhóm nhà máy không tỷ lệ thuận với công suất.

Biểu đồ: Cơ cấu ngành điện theo loại hình sản xuất 2015

 

         Tại thời điểm năm 2015, cơ cấu sử dụng điện ở Việt Nam còn rất lãng phí. Lượng điện chỉ mới tiết kiệm được trong dân cư, còn trong sản xuất công nghiệp vẫn chưa đạt. Sản lượng phục vụ cho sản xuất công nghiệp và xây dựng là khoảng gần 60% trong cơ cấu ngành điện cung cấp cho nền kinh tế. Do ngành công nghiệp vẫn còn sử dụng công nghệ lạc hậu và công nghệ cũ nên điện năng vẫn đang được sử dụng không hiệu quả, cụ thể như xi măng vẫn sử dụng công nghệ lạc hậu.

         Năm 2015, Chính phủ yêu cầu năm EVN phải giảm tổn thất điện năng về 8% nhưng tới nay mức hao hụt trong truyền tải vẫn còn đến 8,6%. EVN muốn giảm tổn thất điện năng sẽ khá khó khăn do nguồn điện chủ yếu tập trung ở khu vực phía Bắc, trong khi đó nguồn tải lại ở miền Nam nên truyền tải luôn quá tải trên hệ thống điện.

         Thị trường điện cạnh tranh làm biên lợi nhuận giảm. Thông thường, các nhà máy sản xuất điện chỉ bán một phần nhỏ điện năng trên thị trường cạnh tranh và khoảng 75-90% sản lượng điện của nhà máy bán theo giá hợp đồng. Các nhà máy sản xuất điện bắt đầu có hợp đồng mua bán điện dài suốt vòng đời giả định của nhà máy với EVN, sau khi nhà máy đi vào hoạt động. Ví dụ như nhà máy nhiệt khí là 25 năm, nhà máy nhiệt than là 30 năm và nhà máy thủy điện là 40 năm.

Doanh thu sụt giảm

         Phần lớn các doanh nghiệp trong ngành tiện ích, từ lĩnh vực sản xuất điện cho đến khí gas đều thể hiện sự sụt giảm mạnh doanh thu trong năm.

         Doanh nghiệp lớn duy nhất đạt mức tăng trưởng doanh thu là Công ty Cổ phần Thủy điện miền Trung (Mã cổ phiếu: CHP). Doanh thu trong năm 2015 đạt trên 729 tỷ đồng, tăng 16% so với năm trước trong khi lợi nhuận tăng mạnh do điều kiện thủy văn thuận lợi.

         Một số doanh nghiệp khác trong ngành lại có kết quả kinh doanh kém tích cực như Công ty Cổ phần Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (Mã cổ phiếu: NT2), Công ty Cổ phần Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh (Mã cổ phiếu: VSH) khi doanh thu sụt giảm từ 5-15%.

         Doanh nghiệp ngành khí gas cũng có mức doanh thu giảm mạnh trong năm 2015 như: Tổng Công ty Khí Việt Nam (Mã cổ phiếu: GAS) ghi nhận doanh thu giảm 12,5% khi chỉ đạt 64.509 tỷ đồng. Nguyên nhân chính là do việc thay đổi từ giá bao tiêu sang giá thị trường của PV GAS đã làm doanh thu sụt giảm đáng kể. Ngoài ra việc giá dầu sụt giảm cũng làm giá bán khí cho tất cả các khu vực kinh tế đều giảm trong năm.

Biểu đồ: Tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp tiện ích năm 2015

Doanh nghiệp toàn ngành gia tăng đầu tư

         Hoạt động đầu tư của ngành tiện ích có sự chững lại so với giai đoạn cuối năm 2014. Cụ thể, quý 4 hoạt động đầu tư mở rộng của các doanh nghiệp trong ngành giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm 2014, hoạt động đầu tư mở rộng phần lớn rơi vào quý 2. Về phía ngành điện, một số dự án lớn được khởi công xây dựng trong năm chủ yếu đến từ nguồn vốn đầu tư nước ngoài như Dự án BOT Nhiệt điện Hải Dương và Nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 2 với vốn đầu tư 2,3 tỷ đô la. Ngoài ra còn có Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 chính thức được khánh thành với tổng mức đầu tư hơn 33.000 tỷ đồng do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm chủ đầu tư, có tổng công suất khoảng 1.200 MW.

         Trong nhóm các doanh nghiệp ngành điện đang niêm yết thì VSH có mức đầu tư lớn nhất với hàng loạt các dự án lớn như: dự án Thủy điện Thượng Kon Tum, dự án Thủy điện Vĩnh Sơn 3, các dự án nâng cao năng lực hồ chứa như thủy điện Vĩnh Sơn và thủy điện Sông Hinh...

         Các doanh nghiệp NT2, CHP, PPC… không có hoạt động đầu tư nổi bật trong năm. Thay vào đó, doanh nghiệp chỉ tập trung triển khai tiếp các dự án đang thực hiện. Ngành điện trong năm chỉ diễn ra hoạt động đầu tư đáng kể từ VSH khi công ty thực hiện đầu tư.

         Trong lĩnh vực khí thì mức đầu tư của GAS vẫn giữ vai trò chủ đạo cho cả ngành, gần 4.000 tỷ đồng trong dự án nhà máy khí tại Cà Mau để xử lý khí từ mỏ PM3.

Biểu đồ: Tăng vốn đầu tư của ngành tiện ích năm 2015

         Tốc độ tăng trưởng cổ phiếu của ngành tiện ích lại có diễn biến kém tích cực trong năm 2015. Trong khi đa số các cổ phiếu ngành điện đều tăng trưởng tốt, chủ yếu là các cổ phiếu thủy điện thì cổ phiếu ngành GAS, điện diện là cổ phiếu GAS lại sụt giảm mạnh. Do quy mô vốn hóa của GAS lớn hơn nhiều so với các cổ phiếu ngành điện nên mức giảm gần 50% của GAS đã ảnh hưởng đến xu hướng chung của cả ngành. Giá dầu ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của GAS nhưng lại hỗ trợ nhiều trong việc cắt giảm chi phí cho các nhà máy nhiệt điện khí của NT2, qua đó góp phần cải thiện lợi nhuận cho doanh nghiệp và xu hướng giá cổ phiếu trong năm. 

         Trong nội bộ ngành điện thì cũng có sự phân hóa rất rõ giữa các cổ phiếu ngành thủy điện và nhiệt điện do biến động tỷ giá ảnh tác động đến các khoản nợ ngoại tệ. Đối với PPC thì việc tỷ trọng khoản nợ lớn nhỏ sẽ ảnh hưởng đến mức độ biến động giá của từng cổ phiếu.

Biểu đồ: Kết quả tăng trưởng giá cổ phiếu ngành tiện ích