Mô hình kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á (P.6) Vai trò hạn chế của các chính phủ
Nếu Philippines, Indonesia và Malaysia là ví dụ đầu tiên về các quốc gia có cải cách ruộng đất thất bại thì Thái Lan hầu như không diễn ra cải cách ruộng đất.
Trong thời kỳ thuộc địa tại Châu Á, nền kinh tế Thái Lan phụ thuộc vào xuất khẩu gạo. Năng suất chiếm một phần năm tổng năng suất sản xuất sau cải cách đất đai Đông Bắc Á. Thế nhưng sự phong phú của đất đai liên quan đến dân số đã làm cho điều này không quan trọng và đến năm 1930, Thái Lan đã xuất khẩu 1.5 triệu tấn gạo mỗi năm.
Nhưng sau thế chiến thứ hai, gạo trở nên khan hiếm tại vùng nông thôn Thái Lan. Dân số tăng, đất đai thì không đổi cộng với khoảng cách lớn về bất bình đẳng thu nhập tại khu vực nông thôn dẫn đến nghèo đói gia tăng. Điều này đã dấy lên các cuộc nổi loạn thậm chí ảnh hưởng đến an ninh của đất nước ngày nay.
Cuộc sống người nông dân còn gặp khó khăn hơn khi chính phủ vận hành chính sách xuất khẩu gạo độc quyền của nhà nước. Chính sách này đã đẩy giá trong nước xuống thấp, có nghĩa là nông dân thậm chí nhận được ít tiền hơn so với trước đó. Chính phủ đã bỏ qua sự khác biệt giữa giá trong nước và giá xuất khẩu. Đôi khi số tiền này chiếm tới một phần ba tổng thu nhập của quốc gia. Chính phủ Thái Lan cũng đánh thuế nhập khẩu phân bón. Chính sách này làm tăng chi phí đầu vào gấp 5 lần so với trước đó.
Mặc dù chính phủ Thái Lan giảm sức ép chi phí lên người nông dân hơn vào những năm 1960 và 1970, 30-50% nông dân trồng lúa vẫn tiếp tục chỉ là người làm thuê. Một Đạo luật Cải cách Đất đai năm 1975 đã dẫn đến việc hầu như không phân chia lại đất. Không có quyền chính thức về đất đai, các hộ nông dân tại khu vực nông thôn Thái Lan cũng không thể tiếp cận tín dụng ngân hàng và công nghệ lạc hậu, mức độ tập trung thấp và năng suất thấp như các nước khác tại Châu Á.