Mô hình kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á (P.4): Những người nắm giữ đất đai

Tại các nền kinh tế Đông Bắc Á, địa chủ đã bị tước đoạt ruộng đất và thậm chí đôi khi bị giết để cuộc cải cách có thể diễn ra triệt để nhất. Nhưng tại khu vực Đông Nam Á, các địa chủ đóng vai trò là nhà độc tài địa phương và nắm quyền lực của họ thông qua vũ lực, làm cản trở tiến trình cải cách ruộng đất.

Một trong những nhà độc tài là Roberto Benedicto, hắn quản lý độc quyền việc buôn bán đường tại Philippines và sở hữu Hacienda Esperanza – một khu đất rộng 564 hecta trên Negros Occidental. Hắn có nhiều tai tiếng tại Negros vì đã tài trợ cho các nhóm bảo kê địa phương, giúp hắn hại những người đối nghịch với lợi ích của hắn.

Câu chuyện kể rằng chính quyền trung ương đã cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất cho một số công nhân bất động sản của mình. Để thể hiện cam kết của chính phủ đối với cải cách ruộng đất, thư ký của chương trình cải cách nông nghiệp tự mình đi đến Negros để đảm bảo đất đai đã được chuyển sang công nhân. Nhưng các vệ sĩ vũ trang của Benedicto đã từ chối để cho thư ký vào bên trong. Khi các công nhân cố gắng đòi lại đất, các lính canh bắn một trong số họ chết và làm bị thương hai người khác.

Cuối cùng, cải cách ruộng đất đã được thực thi. Nhưng chính phủ đã không hỗ trợ các dự án đầu tư nông nghiệp với các dịch vụ khuyến nông và trợ cấp. Nếu không có sự đầu tư của chính phủ, nông dân phải hoặc (1) thuê lại lô đất của gia đình Benedicto hoặc (2) vay vốn với lãi suất cắt cổ (50-120 phần trăm một năm). Nhưng khi những người đi vay không thể trả tiền, đất đã bị thu hồi. Kết quả là nông dân đã kết thúc tại cùng một nơi họ bắt đầu: Không có đất.

Không phân phối đất đai phù hợp cho hầu hết nông dân, sự kém hiệu quả tiếp tục gây ra dịch bệnh cho ngành nông nghiệp tại Philippines. Ngày nay, năng suất trung bình của lúa và ngô, hai loại cây trồng lớn nhất, lần lượt là 3,8 tấn và 2,6 tấn/ha. Tại Đài Loan (một quốc gia đã ban hành thành công chính sách cải cách ruộng đất) là 4,8 tấn và 3,8 tấn.