Các nền kinh tế Châu Á đã tạo ra các tập đoàn kinh tế lớn như thế nào?
Khác với nền kinh tế tự do tại các quốc gia phương Tây thì để rút ngắn thời gian phát triển, các quốc gia Châu Á đã lựa chọn việc tập trung nguồn lực vào các tập đoàn kinh tế tế lớn được định hướng để sản xuất các mặt hàng xuất khẩu. Các doanh nghiệp nhà nước hoặc tư nhân có liên quan chặt chẽ đến nhà nước sẽ nhận được sự hỗ trợ rất lớn từ chính phủ nếu có những định hướng phát triển phù hợp với định hướng chung.
Những sự hỗ trợ này được gọi dưới cái tên là các khoản trợ cấp từ chính phủ, với cả hai dạng là trực tiếp và gián tiếp. Những trợ cấp này có một vai trò rất lớn trong việc kích thích và khuyến khích quá trình phát triển vào các lĩnh vực tạo ra nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia và qua đó góp phần nhanh chóng nâng cao năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong nước.
Trợ cấp gián tiếp
Trợ cấp gián tiếp là các khoản giảm thuế và các khoản vay lãi suất thấp. Chúng được sử dụng bởi chính phủ Châu Á để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Những chiến lược phát triển này đã góp phần to lớn trong việc thúc đẩy các ngành sản xuất tại các nước Đông Bắc Á hướng về các ngành công nghiệp công nghệ cao của thế giới. Để loại bỏ các công ty không hiệu quả, các chính phủ sau ACD đã ưu đãi các công ty sản xuất có khả năng cạnh tranh không chỉ trong nước mà còn ở quy mô khu vực và toàn cầu. Chính phủ và hệ thống ngân hàng thương mại đã thực hiện chiến lược “cây gậy và củ cà rốt” để thúc các doanh nghiệp luôn phải tiến về phía trước.
Tuy nhiên, các khoản vay này được gắn với các cây gậy lớn đối với những doanh nghiệp tham gia nhằm hạn chế tiếp cận tín dụng đối với các doanh nghiệp không hoàn thành chỉ tiêu xuất khẩu. Đồng thời, hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài và hoạt động nhập khẩu tại các quốc gia này bị hạn chế rất nhiều để tạo nhiều lợi thế cho các doanh nghiệp trong nước phát triển, trong khi đó xuất khẩu được khuyến khích mạnh mẽ. Các công ty được bảo hộ kỹ lưỡng cộng với một nỗ lực tuyệt vời đã trở thành những cỗ máy khổng lồ trước khi tiếp cận thị trường toàn cầu.
Một ví dụ về điều này tại Hàn Quốc trong giai đoạn những năm 1970. Chính phủ đã cạnh tranh cung cấp các khoản vay giá rẻ cho các công ty xe hơi trong nước để phát triển ngành công nghiệp và tăng xuất khẩu ô tô. Trong khi đó, họ hạn chế nhập khẩu xe hơi từ các hãng xe hơi nổi tiếng từ nước ngoài.
Một trong những công ty may mắn nhận được sự ưu đãi chính là Hyundai Motor Group, hiện là nhà sản xuất ô tô lớn thứ ba trên thế giới.
Biểu đồ: Trợ cấp cho các doanh nghiệp xuất khẩu tại Hàn Quốc 1962-1980
Ngoài ra, từ năm 1965 đến năm 1980, ngân hàng trung ương của Hàn Quốc giữ lãi suất cho vay xuất khẩu thấp, thấp hơn nhiều so với lãi suất cho vay thương mại. Chiến lược này hỗ trợ và khuyến khích xuất khẩu.
Giống như Hàn Quốc, các quốc gia khác sử dụng chính sách ACD đã điều chỉnh lãi suất cho vay ngân hàng để thúc đẩy xuất khẩu và phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên.
Trợ cấp trực tiếp
Trợ cấp trực tiếp, mặt khác, xảy ra khi một chính phủ cung cấp tiền cho một ngành công nghiệp hoặc công ty nhất định. Thông qua đó làm giảm giá thành sản xuất hàng hóa và tăng tính cạnh tranh của sản phẩm. Trợ cấp có thể là tiền mặt, trợ cấp hoặc cắt giảm thuế. Ví dụ, khi Nhật Bản trở thành một cỗ máy sản xuất công nghiệp, 80% doanh thu từ hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp và tập đoàn được miễn thuế. Các công ty Nhật Bản đã hợp tác với các kế hoạch định hướng phát triển kinh tế từ chính phủ để có thể nhận được các trợ cấp và các ưu đãi thuế trong hoạt động, cũng như sự nhượng bộ của chính phủ trong việc chọn nhà thầu thực hiện các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng.
Sau đó, khi chính phủ Nhật Bản đầu tư vào cơ sở hạ tầng và viễn thông, GDP của Nhật Bản đã bùng nổ từ 90 tỷ đô la Mỹ vào những năm 60 lên đến 1 nghìn tỷ đô la Mỹ vào giữa những năm 1980.
Nhật Bản là quốc gia đầu tiên tại Châu Á duy trì tăng trưởng hai con số, chủ yếu do các chính sách của ACD đã bơm nợ thật sự hiệu quả vào các ngành nghề định hướng xuất khẩu trong suốt một thời gian dài.
Hầu hết các lợi ích kinh tế sẽ hướng về các tập đoàn chịu thay đổi theo định hướng phát triển kinh tế của chính phủ. Trong khi đó, chi phí cơ hội có thể là gánh nặng cho những người đến sau hoặc những đơn vị không phát triển theo định hướng của chính phủ, vì họ phải trả giá cao hơn khi gia nhập thị trường với vai trò một đơn vị kinh tế phát triển “độc lập”.