Thanh khoản thị trường không chỉ quyết định mức sinh lời của cổ phiếu chứng khoán mà còn là yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty chứng khoán. Sự thay đổi thanh khoản gây tác động lớn đến kế hoạch kinh doanh và khả năng cạnh tranh trong ngành này, từ đó góp phần giải thích mức sinh lời thấp của ngành này trong năm qua.
Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia đông dân nhất thế giới, đã vươn lên với những chiến lược phát triển kinh tế đối lập. Trong khi Trung Quốc tập trung vào cơ sở hạ tầng và xuất khẩu, Ấn Độ lại chú trọng công nghệ và dịch vụ. Bài học từ thành công và thách thức của họ là những cẩm nang tham khảo quan trọng cho Việt Nam trong hành trình tăng trưởng sắp tới.
Năm 2024, trong bối cảnh nền kinh tế đối mặt với nhiều thách thức từ các biến động vĩ mô, rủi ro địa chính trị và nhu cầu tiêu dùng yếu, hệ thống ngân hàng vẫn duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định. Mức lợi nhuận tăng trưởng 18% phản ánh sự kiểm soát chi phí hoạt động hiệu quả, tối ưu hóa danh mục tín dụng và sự hồi phục của một số nguồn thu phi lãi.
Mức độ phân bổ hạn mức (room) tín dụng từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phụ thuộc đáng kể vào xếp hạng nội bộ quy định tại Thông tư 52/2018/TT-NHNN, dẫn đến tốc độ phát triển không đồng đều giữa các tổ chức tín dụng.
Hiện tại, hệ số an toàn vốn (CAR) trung bình của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam thấp hơn đáng kể so với mức trung bình của các nước ASEAN. Việc tăng trưởng tín dụng mục tiêu đang ngày càng được đặt lên mức cao để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế khiến cho việc quản lý nguồn vốn tự có tăng trưởng trở thành một yêu cầu tất yếu.