Chu kỳ nợ được tạo ra từ chu kỳ phát triển các ngành nghề

        Có thể nói, nền kinh tế Châu Á được tạo ra hoàn toàn từ các khoản tín dụng của hệ thống ngân hàng thương mại dưới sự tác động định hướng của Ngân hàng Trung ương. Hãy khoan bàn về điểm hạn chế của những chính sách này mà hãy thừa nhận rằng đây chính là một chìa khóa dẫn đến thành công của phần nhiều các quốc gia châu Á mà không phải khu vực kinh tế nào trên thế giới cũng có được. Phần lớn các Ngân hàng Trung ương tại châu Á đều gắn liền với Chính phủ. Tại Việt Nam, nếu các bạn có tìm hiểu thì sẽ biết rằng Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam cũng là một trong các đơn vị ngang bộ và trực thuộc sự điều hành của Chính phủ.

Tóm lược
•    Nền kinh tế châu Á phụ thuộc vào hệ thống ngân hàng trong đó có Việt Nam
•    Tại châu Á, các Ngân hàng Trung ương do Chính phủ quản lý nên dòng vốn trong nền kinh tế vận hành theo định hướng của nhà cầm quyền
•    Nhiều nước châu Á vật lộn với các khoản nợ đang gia tăng từng ngày

                Đây là những điều hoàn toàn khác biệt với các quốc gia phương Tây nơi các Ngân hàng Trung ương được tách biệt độc lập với Chính phủ trong việc điều hành chính sách tiền tệ. Mục tiêu kiểm soát lạm phát mới là mục tiêu tối quan trọng của những Ngân hàng Trung ương tại các quốc gia phương Tây chứ không phải chạy theo tăng trưởng như những Ngân hàng Trung ương Châu Á.
          Sự đồng thuận giữa Chính phủ của Ngân hàng Trung ương và Chính phủ tại châu Á cũng là một lợi thế cho quá trình tăng trưởng nhanh của các quốc gia châu Á, khi chính sách tiền tệ tạo được sự hỗ trợ tối đa cho mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Chính phủ. Nhờ đó các dòng tín dụng thực sự được khơi thông mạnh mẽ vào các ngành nghề mục tiêu theo định hướng của Chính phủ. 
          Các định hướng phát triển đó đã làm cho các doanh nghiệp Châu Á luôn trong cơn “nghiện” tín dụng để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng. Ngay cả trong cuộc khủng hoảng tài chính, các Chính phủ thực hiện chính sách ACD luôn đảm bảo nguồn tín dụng giá rẻ trong hệ thống tiền tệ của họ để đảm bảo nguồn cung ứng cho doanh nghiệp. Thậm chí, trong những giai đoạn mà các doanh nghiệp gặp vấn đề trong quá trình tiêu thụ nợ thì Chính phủ cũng là một chủ thể sử dụng nhiều nợ để góp phần gia tăng phần đầu tư cho nền kinh tế thông qua các hoạt động đầu tư công. 
          Do khoản vay khổng lồ, trong hai thập kỷ qua, tỷ lệ nợ Chính phủ của Trung Quốc đối với GDP đã tăng từ 23-55%. Vì nhiều ngân hàng tại Trung Quốc thuộc sở hữu Nhà nước, khoản nợ kết hợp từ cả Chính phủ và tổ chức tài chính là một con số khổng lồ.

 Biểu đồ: Mức tăng trưởng nợ/GDP theo khu vực kinh tế tại Trung Quốc

          Đúng vậy, mức vay của Trung Quốc đã gây ra nhiều cuộc tranh luận về liệu có thể xảy ra một cuộc khủng hoảng nợ bùng nổ tại Trung Quốc hay không. Tuy Trung Quốc là điểm nóng nhất nhưng tại Hồng Kông, Thái Lan, Malaysia, Singapore và các quốc gia Châu Á khác, mức tín dụng cũng tăng vọt gần đây.
          Như bạn có thể thấy trong biểu đồ dưới đây, các quốc gia trên khắp Châu Á đã trải qua sự gia tăng lớn về tỷ lệ nợ trên GDP của họ trong giai đoạn từ năm 2001 đến 2015, ngoại trừ Indonesia.
Biểu đồ: Tỷ lệ Nợ/GDP tại các quốc gia Châu Á giai đoạn 2001-2015

 

          Lý do nhiều nước Châu Á vật lộn với các khoản nợ đang gia tăng từng ngày là vì thực tế, vốn thường được bơm vào chính quyền địa phương, các doanh nghiệp Nhà nước và các công ty được ưu đãi nguồn vốn. 
          Có một sự liên kết chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng, tăng trưởng kinh tế thần kỳ tại Châu Á vài năm gần đây được bơm đầy nhờ nguồn vốn tín dụng mạnh.

 Biểu đồ: Tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng tín dụng tại Trung Quốc

           Tăng trưởng tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ở mức cao của Trung Quốc trong thập kỷ qua. Khi tăng trưởng tín dụng được giữ ở mức trên 20%, Trung Quốc đã duy trì nền kinh tế tăng trưởng mạnh 10% trong khoảng thời gian dài. Tuy nhiên, khi tăng trưởng tín dụng giảm dưới 20% trong 5 năm qua thì tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng chạm đáy trong vòng 20 năm qua.

Chia sẻ: