Ngành tiêu biểu năm 2020: Lợi nhuận doanh nghiệp dược sụt giảm do giá nguyên liệu tăng
Tóm lược
- Nguồn cung nguyên liệu sản xuất dược phẩm thiếu hụt nghiêm trọng do các quốc gia xuất khẩu chính chìm trong đại dịch Covid.
- Giá nguyên vật liệu nhập khẩu tăng khi nguồn cung sụt giảm, kết quả kinh doanh nghiệp dược sụt giảm khi giá đầu ra không đổi.
- Doanh nghiệp trong ngành hạn chế đầu tư do lo ngại rủi ro dịch tiếp diễn ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh
Năm 2020, nhu cầu sản phẩm y tế trong nước cũng như toàn cầu tăng cao khiến các doanh nghiệp trong nước phải tăng công suất sản xuất để đáp ứng nhu cầu trong nước. Phương án nhập khẩu giai đoạn này hoàn toàn không khả thi vì các quốc gia đề cấm xuất khẩu một số sản phẩm y tế nhằm dự trữ phục vụ nhu cầu trong nước.
Trong bối cảnh đại dịch tàn phá nền kinh tế Trung Quốc, đưa nền kinh tế quốc gia này vào tình trạng đóng cửa trên diện rộng. Phần lớn hoạt động giao thương với quốc tế đều tạm ngừng nhằm ngăn chặn dịch bùng phát và lan rộng ngoài tầm kiểm soát. Trong khi ngành dược trong nước không chủ động được nguồn nguyên liệu sản xuất mà phải phụ thuộc khoảng 90% vào nhập khẩu. Thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam là Trung Quốc và Ấn Độ, hai thị trường chính này cung cấp 80% tổng giá trị thiếu hụt nguyên liệu nhập khẩu của Việt Nam trong quý 1 năm 2020.
Nửa đầu năm 2020, nhiều nhà máy tại Trung Quốc ngừng hoạt động làm nguồn cung nguyên liệu trong nước đứt đoạn. Khi đó doanh nghiệp không có đủ nguồn nguyên liệu duy trì hoạt động, chỉ có một số ít doanh nghiệp có nguồn nguyên liệu dự trữ giai đoạn đầu năm như: IMP, TRA và DHG. Về phía nhà cung cấp Ấn Độ, quốc gia này đã hạn chế xuất khẩu 13 sản phẩm dược trong quý 1 bao gồm hoạt chất thuộc nhóm giảm đau – hạ sốt và nhóm vitamin khi lo ngại không nhập được nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc trong quý 1 năm 2020. Khoảng 30% sản lượng hoạt chất dược của nước này không được xuất khẩu trong giai đoạn đầu năm nhằm dự trữ cho quốc gia.
Biểu đồ : Cơ cấu giá trị nhập khẩu nguyên liệu dược năm 2019
Năm 2020, giá nguyên liệu ngành dược tăng giá khi nguồn cung trên thị trường khan hiếm. Thị trường xuất khẩu gần 60% hoạt chất dược API cho nhóm thuốc kháng sinh, giảm đau – hạ sốt và vitamin là Trung Quốc bị nhấn chìm trong đại dịch đầu năm. Điều này đã khiến nguồn cung khan hiếm trong khi nhu cầu thế giới lại tăng cao để phòng chống dịch. Mặc dù thị trường Ấn Độ xếp thứ 2 về sản lượng xuất khẩu API nhưng giá bán của quốc gia này cao hơn khoảng 40% so với Trung Quốc. Thêm vào đó, Ấn Độ hạn chế xuất khẩu 13 sản phẩm dược đã khiến nguồn cung toàn cầu càng thêm khan hiếm.
Phần lớn các doanh nghiệp dược có kết quả kinh doanh tăng trưởng dương. Các ngành còn lại phần lớn đều tăng trưởng âm khi tạm ngừng hoạt động hoặc nhu cầu trong nền kinh tế sụt giảm. Ngược lại, nhu cầu y tế trong giai đoạn này tăng mạnh giúp doanh thu và lợi nhuận của nhóm ngành dược duy trì ở mức cao. Mặc dù giai đoạn đầu năm doanh nghiệp gặp khó khăn ở khâu nguyên liệu đầu vào do thiếu hụt nguồn cung nhưng vấn đề này cũng sớm được giải quyết sau giai đoạn khi tế dần đi vào ổn định trong quý 3 và quý 4. Tuy nhiên giá nguyên liệu tăng làm lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành sụt giảm trong khi doanh thu một số doanh nghiệp vẫn tăng trưởng dương.
Điển hình như trường hợp của Công ty Cổ phần Pymepharco (Mã cổ phiếu: PME) trong năm 2020. Doanh thu của doanh nghiệp đạt 1.934 tỷ đồng, tăng 4,7% so với năm 2019. Nhưng lợi nhuận sau thuế chỉ đạt 317 tỷ đồng, giảm 1,2% do giá API tăng làm biên lợi nhuận của doanh nghiệp bị thu hẹp. Thêm vào đó, trong quý 2 doanh thu của doanh nghiệp sụt giảm do ảnh hưởng dịch Covid-19 làm lợi nhuận sau thuế trong quý này sụt giảm đã tác động đến kết quả kinh doanh cả năm.
Công ty Cổ phần TRAPHACO (Mã cổ phiếu: TRA) là doanh nghiệp có kết quả tăng trưởng cao nhất ngành trong năm 2020. Mặc dù dịch Covid-19 ảnh hưởng đến việc làm và thu nhập của người dân nhưng đối với ngành phòng thủ như được thì điều này không có nhiều tác động. Thị trường dược phẩm vẫn tăng trưởng 2% năm 2020, mức tăng trưởng yếu của thị trường dược phẩm khiến TRA không đạt kế hoạch doanh thu nhưng vẫn tăng trưởng 11,6% so với năm 2019.
Về lợi nhuận, TRA có nhiều kết quả tích cực từ thành công của cuộc tái cấu trúc doanh nghiệp năm 2019. Cụ thể là sự cải thiện về mặt quản lý và việc triển khai xây dựng văn hóa doanh nghiệp góp phần gia tăng hiệu quả kinh doanh. Kết quả lợi nhuận của doanh nghiệp đều tăng trưởng 27,1% so với năm 2019, cao hơn so với mức tăng trưởng của doanh thu.
Biểu đồ: Tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp ngành dược năm 2020
Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn và nhiều bất ổn, phần lớn các doanh nghiệp đều không mở rộng nhà máy hay tăng quy mô sản xuất, nghĩa là doanh nghiệp không có hoạt đầu tư mới tài sản cố định trong các dự án mới. Thay vào đó, các hoạt động đầu tư trong năm chủ yếu tiếp nối dự án mở rộng từ những năm trước và tăng hàng tồn kho để duy trì hoạt động sản xuất chính của doanh nghiệp. Tuy nhiên một số doanh nghiệp trong ngành gặp khó khăn khi tìm kiếm nguồn nguyên liệu do nguồn cung bị ảnh hưởng do đại dịch Covid-19. Hoạt động đầu tư vào công ty con của doanh nghiệp ngành dược cũng rất hạn chế trong năm 2020.
Năm 2020, Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang (Mã cổ phiếu: DHG) không triển khai hoạt động đầu tư mới với quy mô lớn. Thay vào đó, doanh nghiệp chỉ đầu tư cải tiến máy móc phục vụ và nâng cao hoạt động sản xuất. Song song đó, các hoạt động bảo trì thường niên vẫn diễn ra bình thường trong năm 2020. Công ty Cổ phần Dược phẩm IMEXPHARM (Mã cổ phiếu: IMP) tiếp tục triển khai các hạng mục tiếp theo cho dự án nhà máy tại khu công nghiệp VSIP 2 Bình Dương.
Dịch bệnh Covid-19 là nguồn cung cấp nguyên liệu khan hiếm, chính vì vậy từ quý 2, IMP và DHG đã gia tăng dự trữ lượng lớn nguyên vật liệu chuẩn phục vụ sản xuất kinh doanh. Tương tự, nhiều doanh nghiệp khác trong ngành cũng gia tăng dự trữ nguyên vật liệu sản xuất như PME, TRA… nhằm đối ứng với tình hình dịch bệnh kéo dài.
Biểu đồ: Tăng vốn đầu tư của ngành dược năm 2020
Ngành dược là ngành hiếm hoi trong năm 2020 ít chịu tác động của xu hướng chung của toàn cầu. Do đặc thù của ngành dược không thể thiếu trong mọi giai đoạn đặt biệt là trong giai đoạn dịch bệnh diễn ra lan rộng thì vai trò của doanh nghiệp càng được khẳng định. Từ cuối tháng 2 khi thị trường hoảng loạn, giá cổ phiếu sàn liên tiếp nhiều phiên thì nhóm ngành dược lại giảm ít hơn. Phần lớn các doanh nghiệp này đều phục hồi nhanh sau đó vào cuối tháng 3 trong khi thị trường vẫn diễn biến dằn co ở nhiều mã cổ phiếu.
Trong ngành dược, IMP và PME là hai doanh nghiệp có mức tăng trưởng giá cổ phiếu cao nhất ngành với mức tăng gần 51% so với đầu năm. Trong năm 2020, thị trường kênh ETC (bệnh viện) đóng góp khoảng 40% doanh thu của IMP tiếp tục tăng trưởng. Thêm vào đó, doanh nghiệp không gặp khó khăn về thiếu hụt nguyên liệu, mức độ phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu từ thị IMP có nguồn nguyên liệu dự trữ đủ cho hoạt động kinh doanh đầu năm. Về phía PME, doanh nghiệp có lợi thế về khoa học công nghiệp từ sự hỗ trợ của đối tác chiến lược STADA.
Cổ phiếu DHG tăng 18% so với đầu năm, sự hỗ trợ về tài chính từ đối tác Taisho giúp doanh nghiệp từng bước nâng cấp dây chuyền sản xuất viên sủi bọt và dây chuyền sản xuất viên nén Non Betalactam.
Biểu đồ: Tăng trưởng giá cổ phiếu của các doanh nghiệp trong ngành dược năm 2020