Mô hình kinh tế của các quốc gia Đông Nam Á (P.cuối): Lĩnh vực sản xuất không thể phát triển ở mức cao
Không phát triển các chính sách cải cách ruộng đất mạnh mẽ, quyền lực và tài sản không được chuyển từ địa chủ sang người làm thuê. Dẫn đến thiếu vắng tầng lớp tiêu thụ tại khu vực nông thôn của các nước Đông Nam Á.
Tình trạng diễn ra tiêu cực hơn tại các nước Đông Nam Á tự do hóa ngành ngân hàng, dẫn đến thực trạng đầu cơ cao vào bất động sản, làm hạn chế vốn sẵn có chảy vào lĩnh vực sản xuất sơ khai.
Tự do hóa ngành ngân hàng có nghĩa là chính phủ đã bị trói buộc liên quan đến chính sách kinh tế. Thực tế này tạo ra môi trường không dễ dàng đầu tư trực tiếp đến các ngành nghề để phát triển kinh tế cạnh tranh ... hoặc khuyến khích các công ty xuất khẩu.
Ông Mahathir của Malaysia, nhà lãnh đạo tiếp cận nhiều nhất đến mô hình phát triển Đông Á vẫn bị thất bại thảm hại trong việc phát triển ngành sản xuất.
Đầu tiên, thay vì chỉ đạo đầu tư đối với một số doanh nghiệp tư nhân mạnh đầy triển vọng trong lĩnh vực sản xuất, nhà nước lại chỉ khuyến khích độc quyền kinh tế nhà nước duy nhất trên mỗi ngành, tất cả các nguồn vốn đầu tư đã chảy vào doanh nghiệp nhà nước dù rằng năng lực thật sự không hiệu quả.
Nhìn vào nền công nghiệp sản xuất xe hơi năm 1983, thị trường xe hơi của Malaysia sản xuất khoảng 90.000 chiếc, nhưng chính phủ chỉ tài trợ một nhà sản xuất quốc doanh. Ngược lại, chính phủ Hàn Quốc kiểm soát ngân hàng trung ương và bắt buộc ba công ty ô tô khác nhau nhận tài trợ và cạnh tranh trực tiếp với nhau mặc dù thị trường xe hơi nội địa năm 1973 nhỏ hơn nhiều so với Malaysia. Theo thời gian, các công ty sản xuất ô tô yếu hơn nhận được ít nguồn vốn tài trợ hơn. Mahathir đã phạm sai lầm khi chọn người chiến thắng hơn là những kẻ thua cuộc.
Thứ hai, chính phủ của Mahathir không thể buộc các công ty trong nước đẩy mạnh xuất khẩu trong khi chính hoạt động xuất khẩu sẽ góp phần tạo ra khả năng cạnh tranh quốc tế và gia tăng lợi nhuận. Không giống như các nền kinh tế Đông Bắc Á luôn gắn các khoản vay và trợ cấp cho hạn ngạch xuất khẩu cho các công ty, chính phủ của Mahathir có rất ít quyền kiểm soát ngân hàng trung ương và không có yêu cầu nào tương tự.
Do hai chính sách này, các nước Đông Bắc Á có các ngành sản xuất cạnh tranh toàn cầu và Malaysia cùng với các chính phủ Đông Nam Á khác khi không tuân theo mô hình phát triển kinh tế ACD thuần túy đã không phát triển được tương tự.