Khởi nghiệp làm chúng ta thay đổi bản thân như thế nào?
Hiện nay, có lẽ vấn đề khởi nghiệp đã không còn xa lạ gì đối với chúng ta, rất nhiều bạn trẻ và những người vào tuổi trung niên ngày nay đang viết riêng cho mình những câu chuyện khởi nghiệp. Lý do tìm đến việc khởi nghiệp là bởi vì phần lớn trong số đó họ đã trãi qua quãng thời gian dài làm công và có lẽ đã đến lúc làm việc gì đó cho riêng bản thân.
Tóm lược:
- Vì sao chúng ta tìm đến cơ hội khởi nghiệp
- Khởi nghiệp thành công hay thất bại chúng ta đều có cho mình bài học
- Chúng ta sẽ là ai sau quá trình khởi nghiệp?
Thông thường, khi chúng ta đang là nhân viên cho một tổ chức thì công việc chỉ tập trung vào một vài vấn đề cụ thể. Chúng ta có thể là nhân viên kế toán, nhân viên kinh doanh, nhân viên marketing hoặc có thể phụ trách mảng tài chính doanh nghiệp. Tuy nhiên, phần lớn chúng ta khi đảm nhận công việc của một bộ phận nào đó thì nhiệm vụ hằng ngày là tập trung vào công việc của mình và ít khi phải quan tâm đến các hoạt động của những phòng ban khác.
Một ví dụ thực tế, khi chúng là làm nhân viên kinh doanh thì vấn đề duy nhất cần quan tâm là doanh số chứ không phải ghi nhận các giao dịch hay luồn tiền ra vào như một nhân viên kế toán. Tương tự như vậy, khi nhiệm vụ của chúng ta là một nhân viên kế toán, lúc này đòi hỏi bản thân phải tập trung đến các số sách và con số. Thật ra, đây là một câu chuyện hoàn toàn bình thường và nó diễn ra trên phần lớn các doanh nghiệp đang hoạt động. Ở góc độ là nhân viên, chỉ khi tập trung tốt công việc của mình thì bộ phận mới đạt được các kết quả tốt góp phần cho doanh nghiệp hoạt động ổn định.
Thế nhưng, mọi việc sẽ thay đổi rất nhanh khi bắt tay vào việc khởi nghiệp. Chúng ta sẽ phải tập trung từ khâu tạo ra sản phẩm, mua nguyên vật liệu để tạo sản phẩm cho đến việc tìm cách bán hàng thông qua các kênh marketing. Không dừng lại ở đó, các bạn còn phải quản lý và chăm sóc khách hàng của mình, bên cạnh là việc quản lý tình hình tài chính, sổ sách của doanh nghiệp để đảm bảo nó vận hành trơn tru. Nói như vậy, để chúng ta hiểu rằng khi bắt đầu câu chuyện khỏi nghiệp đòi hỏi bản thân phải có các góc nhìn mà trước kia chúng ta chưa tiếp cận. Khi đó, vai trò của chúng ta không còn là nhân viên mà là một người chủ, dĩ nhiên trách nhiệm lúc này cũng không phải là cục bộ trong công việc được giao mà nó là toàn bộ những gì giúp doanh nghiệp của bạn có thể vận hành. Điều này đòi hỏi bản thân chúng ta phải đối mặt với những rủi ro lớn hơn rất nhiều.
Dĩ nhiên, khi đối mặt với những rủi ro lớn như vậy thì những gì chúng ta gặt hái được khi doanh nghiệp thành công sẽ rất nhiều. Thậm chí, nếu một kết quả không được tốt hơn khi thất bại, chúng ta cũng sẽ có cho mình rất nhiều bài học giá trị. Sau khoảng thời gian khởi nghiệp, khi nhìn lại các bạn sẽ thấy chất lượng sức lao động của mình sẽ được cải thiện rất nhiều. Trước kia, chúng ta là những nhân viên thực hiện các công việc đặc thù, khi bước qua câu chuyện khởi nghiệp các bạn đã tôi luyện cho mình những gì còn thiếu sót. Góc nhìn của chúng ta lúc này sẽ được mở rộng ra hơn so với những gì bó buộc trong góc nhỏ ban đầu. Sau câu chuyện khởi nghiệp, chúng ta có thể thành công hoặc thất bại nhưng kết quả đáng mong chờ nhất đó là các bạn sẽ thấy đâu là những khuyết điểm trong kỹ năng của mình và đưa sức lao động của mình phát triển lên một tầm cao mới.
Tôi viết viết thêm một đoạn này để đồng cảm với những bạn khởi nghiệp thất bại. Rõ ràng, trong trường hợp xấu nhất nếu khởi nghiệp không thành công, chúng ta hoàn toàn có thể trở về doanh nghiệp với vai trò nhân viên. Tôi tin rằng khi các bạn trở lại làm một nhân viên, tâm thế làm việc của chúng ta sẽ hoàn toàn khác, khi đó hiệu quả làm việc sẽ được nâng cao hơn và góc nhìn đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng sẽ rộng hơn. Câu chuyện đi làm của chúng ta sẽ ý nghĩa và có nhiều bài học hơn. Đó là những gì tôi muốn chia sẽ về việc quá trình khởi nghiệp của sẽ giúp cải thiện sức lao động của chúng ta như thế nào và các bạn nhớ rằng khi giá trị sức lao động thay đổi thì giá trị bản thân cũng thay đổi. Như vậy trong phần này chúng ta có thể kết luận rằng quá trình các bạn khỏi nghiệp, quá trình các bạn cố gắng đưa những sản phẩn của riêng mình ra ngoài thị trường chính là lúc các bạn nâng cao giá trị bản thân nhiều nhất.