Con đường Châu Á trở thành trung tâm sản xuất của thế giới
Chúng ta đều nghe về một tên gọi rất quen thuộc của Châu Á, đó là công trường sản xuất của thế giới. Một khi nền kinh tế có một ngành nông nghiệp mạnh, nó có thể chuyển sang theo đuổi phát triển ngành sản xuất. Tại Châu Á, ngành này bắt đầu từ các ngành công nghiệp thuộc khu vực nông thôn như các nhà máy chế biến thực phẩm hoặc các nhà máy dệt. Các nền kinh tế áp dụng cách thức này tập trung trợ cấp để khuyến khích các công ty phát triển mạnh và dần loại bỏ những công ty yếu kém.
Ví dụ, trong những năm 1990, nhiều công ty sản xuất hiệu quả tại Trung Quốc đã nhận được nguồn trợ cấp của chính phủ, trong khi các công ty sản xuất không hiệu quả sẽ không thể nhận được các gói hỗ trợ đó. Thực tế cho thấy những công ty được nhận hỗ trợ có mức tăng trưởng đáng kinh ngạc chỉ trong một thời gian ngắn.
Tuy nhiên, để có thể cạnh tranh trong bối cảnh thương mại toàn cầu thì một quốc gia cần phải xây dựng một cấu trúc xuất khẩu hàng hóa do chính họ tạo ra. Bước đầu, họ bắt đầu bằng cách “sao chép” các công nghệ sản xuất tại các quốc gia tiên tiến sau đó sản xuất chúng với chi phí thấp hơn nhờ những lợi thế về tài nguyên và nguồn nhân công giá rẻ để xuất khẩu các sản phẩm “nhái” này ra toàn cầu.
Đồng thời, các chính phủ sẽ liên tục mở rộng phạm vi hoạt động của họ với các tổ chức nước ngoài khác: tiếp cận thị trường của họ và dùng nguồn vốn tích lũy trong giai đoạn trước để đổi lấy kiến thức, công nghệ và đào tạo cho các nhà sản xuất trong nước. Hãy tưởng tượng cảnh một người lao động bán sản phẩm giá rẻ để đổi lại việc được sản xuất liên tục và không ngừng nâng cao tay nghề của mình. Đó là con đường mà Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc đã lựa chọn để từng bước phát triển ngành sản xuất của họ. Bằng cách làm đó, các doanh nghiệp đã không mất nhiều thời gian trong việc nhanh chóng nâng cao trình độ công nghệ của mình. Và rồi từ những người đi học nghề họ đã trở thành những đối thủ cạnh tranh đáng gờm đối với các công ty phương Tây.
Ví dụ, trong những năm 1980, chính phủ Trung Quốc đã thỏa thuận với công ty Westinghouse, một công ty điện lực của Mỹ. Westinghouse ký hợp đồng với chính phủ Trung Quốc về việc chuyển giao công nghệ và đào tạo các công ty trong nước về công nghệ tuabin nhiệt điện. Sau đó, Trung Quốc đã hạn chế môi trường cạnh tranh khi cấm các doanh nghiệp nước ngoài tham gia thị trường của mình. Do đó không khó để giải thích vì sao ba nhà sản xuất tuabin nhiệt hàng đầu thế giới hiện nay đều là các doanh nghiệp Trung Quốc.
Điều tương tự cũng đã từng diễn ra tại Nhật Bản. Hậu chiến tranh thế giới hai, các chuyên gia công nghiệp Mỹ đầu tư và chia sẻ công nghệ sản xuất với các thương hiệu lớn của Nhật Bản. Các bạn có thấy Mitsui, Mitsubishi hay Sumitomo quen thuộc không? Đó đều là những tập đoàn kinh tế khổng lồ của nền kinh tế Nhật Bản ngày nay.
Kết quả của các chiến lược đầu tư và phát triển này? Các quốc gia Đông Bắc Á nghiễm nhiên trở thành trung tâm sản xuất của thế giới.
Để có thể xây dựng một nền sản xuất phát triển thì các quốc gia này đã tập trung phát triển các khu vực kinh tế khắp các tỉnh khác nhau để tận dụng được nguồn lực tại chỗ của từng vùng kinh tế. Để phát triển một khu vực thì nguồn vốn tín dụng sẽ được đổ vào những khu vực đó kèm theo các khoản trợ cấp để hỗ trợ sự phát triển của chính phủ.
Bảng bên dưới thể hiện cách chính phủ Trung Quốc xây dựng quy trình tập trung phát triển các thành phố lớn tại Trung Quốc như thế nào. Dựa trên lợi thế của mỗi thành phố mà việc phát triển sẽ được đẩy mạnh.
Bảng: Lĩnh vực phát triển tại các thành phố lớn của Trung Quốc
Câu chuyện phát triển của Thượng Hải cũng là một bài học cho chúng ta thấy cách chính phủ xây dựng quy trình phát triển của Thượng Hải. Mãi đến những năm 1990, khi Thượng Hải vẫn còn đang loay hoay trong việc tìm kiếm định hướng phát triển thì Đảng Cộng Sản Trung Quốc bắt đầu đẩy mạnh quá trình thành lập các đặc khu Trung Quốc. Đặc khu Phía Đông nằm giữa lòng Thượng Hải, lần đầu tiên đặc khu được mở giữa lòng thành phố phát triển nhất của Trung Quốc. Trong một thời gian ngắn nợ đã được bơm vào khu vực này để đẩy nhanh tốc độ phát triển.
Đi kèm với đó là các chính sách cứng rắn của chính phủ trong việc tái định hình cơ sở hạ tầng của thành phố. Chính quyền Thượng Hải ra lệnh di dời 300,000 cư dân tại Phố Đông tới các tòa nhà tái định cư. Nhiều gia đình không muốn ra đi, nhà chức trách đã phải cắt điện và nước của một số khu cộng đồng. Cuối cùng, hơn 1 triệu hộ gia đình đã phải di dời để chính quyền tái thiết Thượng Hải …Trong một thập kỷ phát triển khu Phố Đông, chính quyền Thượng Hải và trung ương đã chi hơn 10 tỷ đô la Mỹ để xây dựng hạ tầng cơ sở, bao gồm hàng loạt cầu và đường hầm kết nối khu trung tâm cổ kính của thành phố với trung tâm tài chính mới tại Phố Đông.
Hàng loạt doanh nghiệp trong nước của Trung Quốc ồ ạt đổ tới Phố Đông. Để “dụ dỗ” các công ty nước ngoài, chính quyền Thượng Hải tung ra các chính sách ưu đãi thuế và áp dụng chiến lược tiếp thị dựa trên hạ tầng đầy hiệu quả. Nhờ vậy, Thượng Hải từng bước một trở thành trung tâm thương mại và tài chính lớn nhất cả nước.
Các kết quả mà Trung Quốc đạt được như ngày hôm này là cả một quá trình cải cách lâu dài mà nền tảng chính là có được một ngành nông nhiệp vững mạnh, từ đó phát triển lên sản xuất và thậm chí cuối cùng là quá trình phát triển lên dịch vụ được đây nhanh.