Chiến lược phát triển kinh tế Trung Quốc trong 10 năm tới (Phần cuối)
Chiến tranh thương mại Mỹ Trung và chiến tranh công nghệ gần đây nhất là cuộc đối đầu trong việc chạy đua giành vị trí dẫn đầu về kinh tế. Điều này, có liên quan đến chiến lược kinh tế Trung Quốc với nỗ lực và tham vọng thay thế Mỹ trở thành cường quốc kinh tế trong thời gian tới.
Bàn về chiến lược phát triển kinh tế của Trung Quốc, thông qua mục tiêu của Quốc hội có thể thấy, gần như các mục tiêu đề cập đều là một phần trong kế hoạch đưa Trung Quốc về vị trí số 1, ngay cả trong quá khứ và cả chiến lược trong thời gian tới của nước này. Tuy nhiên, về chính sách mở cửa có thể hạn chế đối với Mỹ và tham vọng toàn cầu tạm gác lại, để tập trung nâng cao đời sống người dân, khắc phục hậu quả sau dịch trong ngắn hạn.
Biểu đồ: Đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Trung Quốc giai đoạn 2015-2019
Bên cạnh đó, Trung Quốc lên kế hoạch phát triển kinh tế, tập trung vào công nghiệp và công nghệ. Tiếp tục duy trì mở cửa nền kinh tế và đặt mối quan hệ ngoại giao với các quốc gia trong khu vực, để duy trì vị trí trung tâm trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Ngoài ra, nhằm bù đắp cho rủi ro ngày càng tăng do sự rút lui của các doanh nghiệp Mỹ thì Trung Quốc đã đặc biệt tăng cường quan hệ đối với nhiều nước Châu Á và Châu Âu. Về công nghệ, mục tiêu xây dựng cường quốc chế tạo tiên tiến, bám sát phát triển và nghiên cứu khoa học công nghệ như IA, robot, 5G... đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp công nghệ ở trong nước có điều kiện nghiên cứu và phát triển như: Huawei, Hikvision, Tiktok… Bên cạnh đó, công nghiệp công nghệ cao là lĩnh vực được tập trung và ưu tiên phát triển trong nhiều năm qua, mục tiêu của Chính phủ là đưa đất nước trở thành quốc gia công nghiệp công nghệ cao trong khu vực và toàn cầu. Kế hoạch đến năm 2025, Trung Quốc có thể tự cung cấp 70% trong lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao.
Biểu đồ: Vốn huy động và đầu tư mới của các công ty ở Trung Quốc giai đoạn 2011-2018
Dòng vốn huy động của các doanh nghiệp Trung Quốc đã bắt đầu sụt giảm sau giai đoạn 2014, khi Trung Quốc bắt đầu thực hiện cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng bền vững hơn. Trung Quốc đã tận dụng những lợi thế họ có trong việc giữ lãi suất ổn định trong những năm qua. Tuy nhiên, trong giai đoạn chiến tranh thương mại với Mỹ năm 2018, thì Trung Quốc đã bắt đầu mở lại van tiền tệ để kích cầu đầu tư của doanh nghiệp. Kết quả là dòng vốn huy động của các doanh nghiệp đã bất ngờ tăng vọt trong giai đoạn 2018-2019. Lợi thế của Trung Quốc chính là giữ mức tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho hệ thống ngân hàng ở mức cao. Việc tỷ lệ dự trữ bắt buộc của Trung Quốc ở mức cao, giúp cho quốc gia vẫn còn “room” cho tác động của chính sách tiền tệ lên lượng cung vốn cho nền kinh tế trong thời gian tới.
Biểu đồ: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc của Trung Quốc giai đoạn 2015-2019
Tuy nhiên, Trung Quốc cần giải quyết trước bài toán tăng trưởng và phục hồi sau đại dịch Covid. Theo quốc hội nước này, khả năng chuyển dần nền kinh tế theo hướng phát triển hướng nội để giảm bớt sự phụ thuộc vào Mỹ. Cụ thể, kế hoạch trong 5 năm tới đề ra như sau: Định hướng nền kinh tế hướng nội, tập trung phát triển khu vực phía Tây, thông qua việc tăng đầu tư cơ sở hạ tầng và phát triển công nghiệp cho khu vực này. Nhiều dự án giao thông chính được lên kế hoạch xây dựng bao gồm: Tuyến đường sắt cao tốc dọc sông Dương Tử, đường sắt Tứ Xuyên - Tây Tạng và hay cùng nhiều sân bay khắp cả nước.